Lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng là điểm thu hút ở thành phố có lịch sử lâu đời. Các giá trị truyền thống vẫn được lưu giữa xen kẽ với dòng chảy tân thời ở Việt Nam. Ngoài các Lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng, cũng có các Lễ hội hiện đại trở thành “truyền thống” hằng năm. Cùng Unifa Travel xem Đà Nẵng có lễ hội gì nhé!
Contents
1. Lễ hội bắn pháo hoa DIFF 2023
Hằng năm, vào khoảng độ tháng sau, lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng DIFF (Danang International Fireworks Festival) sẽ được tổ chức với các đội thi đến từ các quốc gia khác nhau. Các đội sẽ thỏa sức sáng tạo chủ đề theo yêu cầu của nước chủ nhà Việt Nam. Đây là một trong những Lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng, thu hút đông đảo khách du lịch.
DIFF 2023 – Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023 sẽ được tổ chức từ ngày 2/6/2023 đến ngày 8/7/2023.
Sân khấu được đặc tại Cảng Sông Hàn, với khán đài ở đường Trần Hưng Đạo, còn được biết đến với tên gọi là sân khấu Âm Dương. Địa điểm này là địa điểm ấn định như các kì DIFF trước, không có gì thay đổi quá nhiều.
Lịch chiếu DIFF 2023 – Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023 sẽ diễn ra như sau:
– Đêm 1 (2/6): Việt Nam – Phần Lan (chủ đề “Hòa bình cho nhân loại)
– Đêm 2 (10/6): Canada – Pháp (chủ đề: Tình yêu không biên giới)
– Đêm 3 (17/6): Úc – Ý (chủ đề: Chinh phục những giấc mơ)
– Đêm 4 (25/6): Ba Lan – Anh (chủ đề: Vũ điệu của thiên nhiên)
– Đêm chung kết (8/7) sẽ diễn ra với chủ đề Thế giới không khoảng cách
Mong quý khách khi đến với Đà Nẵng vào dịp tháng 6 này có thể thưởng thức DIFF 2023 – Lễ hội pháo hoa Quốc tế 2023 một cách trọn vẹn nhé.
2. Lễ hội quán thế âm Đà Nẵng
Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng, cũng được gọi là Lễ Hội Quan Âm, diễn ra tại chùa Quán Thế Âm ở quận Ngũ Hành Sơn. Theo tích xưa, có vị hòa thượng tên Thích Pháp Nhãn tìm được pho tượng Quan Thế Âm bằng thạch nhũ, to bằng hai người ôm trong một cái động. Vị hòa thượng đặt tên cho cho động là Quan Âm, dựng ngôi chùa tựa lưng vào mỏm núi Kim Sơn, dân theo đó lấy tên là Chùa Quan Thế Âm, hay Quán Thế Âm. Từ đó, ngày vía Quan Thế Âm là ngày người dân tứ xứ đến đây lễ bái rất đông. Các vị trụ trì cũng thống nhất chọn ngày 19 tháng 2 âm lịch bằng năm là ngày Lễ vía Quán Thế Âm.
Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra vào ngày 19 tháng 2 âm lịch năm, kéo dài đến ngày 22 tháng 2 âm lịch. Thành phần Lễ hội gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần Lễ gồm Lễ rước ánh sáng, Lễ khai kinh, Lễ trai đàn chẩn tế, Lễ thỉnh giảng Bồ tát Quan Âm, Lễ rước tượng Quán Thế Âm. Phần hội ta có thêm Lễ tế xuân, nơi bạn sẽ được thưởng thức nhạc cổ, kèn chiêng trống náo nhiệt. Địa điểm được ấn định tại khuôn viên chùa Quan Âm/ Quán Thế Âm ở Đà Nẵng. Ngôi chùa nằm trong khu du lịch Ngũ Hành Sơn, thuộc quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
3. Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng
Người dân Đà Nẵng gắn liền với biển cả, con dân Đà Nẵng đã bám biển từ lâu để mưu sinh. Nay biển trở thành một phần không thể thiếu trong lòng người dân. Cá Ông là thần linh của người dân biển, ngài cho mưa thuận gió hòa, cho cá tôm đầy khoang. Hằng năm, người dân tổ chức Lễ hội Cầu Ngư là một Lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng, như một ngày giỗ Cá Ông, một tập tục trong tín ngưỡng thờ cá voi của những người dân biển.
- Thời gian: Từ ngày 14, đến 16 tháng Giêng Âm Lịch, 3 năm 1 lần.
- Địa điểm: Miếu Thuyền, đường Nguyễn Tất Thành, Đà Nẵng.
Phần đầu của Lễ hội sẽ là phần Lễ. Các cụ bô lão, có uy tín trong làng, không để tang sẽ làm lễ cúng Cá Ông. Người làm lễ bái chính sẽ dâng đồ tế lễ (không cúng hải sản) và đọc điếu văn tế để bày tỏ sự mang ơn của người dân đến với Cá Ông. Mong ông chứng giám cho, ban xuống một mùa đánh bắt bội thu và an toàn, thái hòa, yên bình với ngư dân.
Vào phần Hội, du khách sẽ có dịp tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ truyền thống của người Việt Nam. Hát hò khoan, tuồng, chèo, được biểu diễn nhằm tăng tinh thần đoàn kết xóm làng, cầu bình an và mang đến không khí tươi vui cho Lễ hội.
>>> Xem thêm: Mách bạn 4 chợ cá Đà Nẵng – tươi ngon, bổ, rẻ
4. Lễ hội âm nhạc Đà Nẵng
Vào các dịp cuối năm, Đà Nẵng có các buổi countdown tại các địa điểm như công viên Biển Đông, công viên Tượng Đài, công viên Cầu Rồng. Các đơn vị tổ chức sẽ tổ chức đêm nhạc countdown với các nghệ sĩ khác nhau, người dân Đà Nẵng xem hoạt động countdown cuối năm như một dấu chấm hoàn hảo cho một năm đầy biến động và thay đổi.
Sân khấu mang đậm chất nghệ thuật, công nghệ tân tiến với những hiệu ứng ảo diệu, tưởng như một buổi trình diễn ánh sáng chứ không phải một lễ hội âm nhạc thông thường. Ngoài ra, sau màn trình diễn sôi động của các ca sĩ sẽ là tiết mục bắn pháo hoa chúc mừng năm mới, cùng màn “đếm ngược” đặc trưng của Lễ hội âm nhạc âm nhạc đón chào năm mới thường niên của Đà Nẵng.
Năm hết tết đến, nếu bạn muốn cuối năm của mình thêm phần náo nhiệt, lễ countdown sẽ là một sự lựa chọn cho bạn đấy.
5. Lễ hội khinh khí cầu Đà Nẵng
Lễ hội khinh khí cầu Đà Nẵng thường không được tổ chức ở thời gian cố định. Vào dịp Quốc Khánh – Quốc Tế Lao Động năm 2022, tại công viên Châu Á, người dân được kịp trải nghiệm bay trên khinh khí cầu tại Lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng.
Sự kiện này nhằm đón 2 chuyến bay Quốc Tế đầu tiên đến Đà Nẵng, đến từ 2 chiếc máy bay của hãng Singapore Airlines và Thai Vietjet. Đà Nẵng hiện đã có dấu hiệu chuyển mình lớn sau đại dịch Covid. Hoạt động này nhằm làm tiền đề cho các điểm sáng du lịch khác của thành phố sau này.
Hãy đón chờ Lễ hội khinh khí cầu Đà Nẵng trong tương lai nhé quý bạn!
6. Lễ hội rước mục đồng Đà Nẵng
Giữa các tòa nhà chọc trời giữa lòng Đà Nẵng, có làng cổ nọ mang tên làng cổ Phong Lệ, nay còn gọi là làng cổ Phong Nam. Hình ảnh chú mục đồng chăn con trâu – đầu cơ nghiệp của người dân đã quá quen thuộc với người dân. Dân làng tổ chức Lễ hội rước mục đồng vào hai ngày cuối cùng của tháng 3 âm lịch, mùa vụ lúa đã xong, người dân nô nức chuẩn bị cho Lễ hội rước mục đồng Đà Nẵng.
Theo người dân kể lại, xưa kia có cồn cỏ, không ai dám đặt chân lên đó, cũng không dám lại gần. Theo chuyện xưa kể lại, có bác nông dân lùa vịt lên cồn thì bị mắc kẹt chân xuống đất như ai kéo lại, nhấc mãi không ra. Người dân lấy làm lạ, cho rằng có thần linh, nên đặt là Cồn Thần. Ít lâu sau, đám trẻ nhỏ chăn trâu chạy lạc lên đó thì lại không bị gì cả. Cồn Thần dần trở thành điểm tập kể của đám mục đồng trong xóm. Qua bao thế hệ, dần dần hình thành một Lễ hội cho đám trẻ chăn trâu, gọi là Lễ hội rước mục đồng.
Nhờ các nỗ lực của thành phố, Lễ rước mục đồng đã được tổ chức thường xuyên hơn vào tháng 3 hằng năm. Người dân cũng nhân ngày này gửi gắm ước muốn đến tai lần linh, du khách đến đây sẽ bắt gặp hình ảnh các đứa trẻ mặc đồ chăn trâu ngày xưa, đang đùa nghịch trên các cánh đồng bát ngát.
Hãy đến với làng cổ Phong Lệ vào tháng 3 âm lịch hằng năm để tham gia nét trải nghiệm văn hóa độc đáo này nhé!
>>> Xem thêm: Độc lạ làng chài Đà Nẵng – Từ cổ kính đến làng chài hiện đại
7. Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng
Một nét chấm phá trong các lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng, đó chính là Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng. Trên con sông Hàn chảy dài khắp Đà Nẵng, từng chiếc thuyền đủ màu sắc đua nhau về đích. Đua thuyền là bộ môn nghệ thuật khéo léo, cần sự phối hợp đồng đội cực kì cao. Các thành viên trong đội phải chèo theo nhịp trống, đều tay, lực nặng nhẹ bằng nhau để thuyền có thể lao về trước. Trật nhịp trống, trật nhịp chèo sẽ làm chậm thuyền, khó mà chiến thắng được.
Bởi vậy, nói Lễ hội đua thuyền là lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng mang tinh thần đồng đội rất cao. Tiếng hò reo cổ vũ của người dân, tiếng trống, tiếng hô vang của các vận động viên, tạo nên bầu không khí huyên náo ở trung tâm thành phố.
Lễ hội được diễn ra vào tháng Giêng âm lịch hằng năm, tháng mà các Lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng khác cũng được tổ chức, cầu mong mưa thuận gió hòa. Đến với Đà Nẵng trong dịp tháng Giêng này, bạn sẽ không sợ thiếu các địa điểm du lịch văn hóa đâu nhé.
>>> Xem thêm: Top 7 các bảo tàng ở Đà Nẵng – Sự giao thoa giữa hiện đại và cổ xưa
Đà Nẵng là thành phố mang vẻ đẹp hiện đại, nhưng len lỏi trong đó là những giá trị truyền thống lâu đời của người dân vùng biển. Du lịch Đà Nẵng có nhiều lựa chọn, từ hiện lễ hội hiện đại như DIFF 2023, hoặc lễ hội âm nhạc, đến các lễ hội truyền thống mang ý nghĩa tâm linh. Hy vọng bạn sẽ có một chuyến du lịch đáng nhớ khi đến đây, và hãy thử tham gia các Lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng nhé!
Pingback: Thành phố hiện đại với 6 làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng nổi tiếng
Pingback: 7 Địa chỉ nhà thờ Tin lành Đà Nẵng dành riêng cho các tín đồ tôn giáo