Đà Nẵng được biết đến với cái tên thành phố đáng sống, đô thị loại 1 của Việt Nam. Mấy ai biết rằng, có các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng nằm ẩn mình trong lòng thành phố. Cùng Unifa Travel khám phá nét dân dã độc đáo và bình yên của người dân làng chài miền biển của Đà Nẵng nhé!
Contents
1. Làng nghề ẩm thực truyền thống
Làng nghề nước mắm Nam Ô Đà Nẵng
Địa chỉ: phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
Thị trường nước mắm không thể vắng cái tên Nam Ô, đặc sản nức tiếng của thành phố biển Đà Nẵng. Nước nắm Nam Ô được chế biến từ làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng, mang tên làng nghề nước mắm Nam Ô.
Người dân ở đây là mắm theo công thức và quy trình nghiêm ngặt. Cá tươi vừa bắt lên sẽ được rửa lại với nước biển, không rửa bằng nước ngọt làm giảm độ tươi ngon của cá. Khoảng 200 cá được muối trong chum gỗ mít, sau 12 tháng cho ra 100 lít mắm cốt ngon, loại 1. Mắm loại 2, loại 3 sẽ có giá rẻ hơn.
Đến với Nam Ô, bạn sẽ được ngắm nhìn nét cổ kính của làng chài lâu năm tuổi. Đồng thời, quan sát quy trình làm mắm của người dân nơi đây, đúng là một nơi không thể bỏ qua khi đến Đà Nẵng.
>>> Xem thêm: Độc lạ làng chài Đà Nẵng – Từ cổ kính đến làng chài hiện đại
Làng nghề bánh khô mè truyền thống ở Đà Nẵng
Địa chỉ: Làng Cẩm Lệ, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Làng Cẩm Lệ, hay còn gọi là làng nghề truyền thống Đà Nẵng, nơi làm bánh khô mè có tiếng tại nơi đây. Đồng ý rằng dù thị trường bánh khô mè đã dần được mở rộng, ngày càng nhiều cơ sơ mới, nhưng bánh khô mè ở làng nghề truyền thống Đà Nẵng vẫn được đánh giá cao hơn cả.
Bánh khô mè được chia ra làm 2 loại phổ biến: bánh khô nổ và khô mè, được chế biến cực kì cầu kì và chăm chút. Từng chiếc bánh nhỏ xinh, đều thẳng táp được nặn ra từ đôi bàn tay nghệ nhân. Bánh khô nổ sẽ được lăn với gạo nổ thành bỏng, cắn vào nghe giòn rụm, bánh khô mè được lăn qua một lớp mè thơm phức, bùi bùi.
Khi đi du lịch Đà Nẵng, đừng quên ghé qua nơi đây, thưởng thức miếng bánh khô mè tại làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng, nhâm nhi chút trà, bạn sẽ cảm thấy trải nghiệm này là có một không hai ở thành phố biển này.
2. Làng nghề thủ công ở Đà Nẵng
Làng chiếu Cẩm Nê Đà Nẵng
Địa chỉ: xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
Làng chiếu Cẩm Nê là làng nghề thủ công ở Đà Nẵng được du khách săn đón hằng năm. Nằm khép mình cạnh sông Cẩm Lệ, làng chiếu Cẩm Nê đầy sắc màu nhưng cực kì tĩnh lặng. Từng đợt chiếu cói đủ sắc màu phơi dọc đường đi lối về của ngôi làng nghề thủ công ở Đà Nẵng. Người lớn ngồi cạnh nhau, thoăn thoắt đan chiếu. Chiếu Cẩm Nê không chỉ được ưa chuộng bởi người dân địa phương, sản phẩm của làng chiếu đã được đi xa khắp cả nước và được tin dùng.
Nếu có dịp đến đây, hãy check – in cùng ngôi làng nghề thủ công ở Đà Nẵng xinh đẹp và ủng hộ các nghệ nhân của làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng nhé.
Làng nghề điêu khắc đá Đà Nẵng
Địa chỉ: gần chân núi Ngũ Hành Sơn, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Làng điêu khắc đã mỹ nghệ Non Nước tọa lạc dưới chân núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ, cùng rất nhiều xưởng điêu khắc chạy dọc con đường Trường Sa, cùng nhiều tượng trưng bày đủ hình dạng, tỉ mỉ và khéo léo.
Bước chân vào làng nghề điêu khắc đá Đà Nẵng, bạn như lạc vào xứ sở thần bí, với các đối đá đủ thử hình dạng, được gọt đẽo, mài dũa bởi người thợ đá khéo léo. Ngoài những ý tưởng quà tặng ăn uống, fashion thời trang thì những món đồ điêu khắc cũng là quà tặng hấp dẫn thú vị cho người thân yêu sau mỗi chuyến du lịch.
Theo lịch sử chép lại, làng nghề điêu khắc đá Đà Nẵng có tổ nghề là người gốc Thanh Hóa, tên Huỳnh Bá Quát. Ông khám phá ra cụm núi đá cẩm thạch và sử dụng chúng để chế tác mỹ nghệ. Trải qua bao thế hệ, làng đá mỹ nghệ Non Nước đã có trên dưới 500 cơ sở chế tác khác nhau, với những người thợ vô cùng lành nghề. Khi ghé đến Đà Nẵng, đừng quên đến thăm làng nghề điêu khắc đá Đà Nẵng nhé các bạn!
3. Các làng nghề cổ nổi tiếng ở Đà Nẵng
Làng cổ Túy Loan
Địa chỉ: xã Hòa Phong, huyện Hoà Phong, Đà Nẵng
Với hơn 500 tuổi, làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng là điểm du lịch cực kì cuốn hút khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng. Năm 1999, bộ Văn hóa – Thông tin đã công nhận đình làng Túy Loan thuộc nhóm di tích lịch sử cấp quốc gia. Làng được xây dựng để thờ kính công lao của vị vua Lê Thánh Tông, hiền triết đã có công mở rộng bờ cõi, dẹp yên ngoại xâm, giữ hòa bình cho đất nước Việt Nam.
Trải qua bao đợt trùng tu, làng cổ Túy Loan vẫn giữ được nét cổ kính với các đình làng, nhà cửa mang đậm nét kiến trúc xưa của làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng. Đặc biệt, đình làng Túy Loan với nét đặc trưng 3 gian, 2 chái, cột, xà ngang chạm khắc hoa lá, rồng cách điệu, mây cuộn độc đáo.
Tầm khoảng 11/8 âm lịch, dân làng nô nức trẩy hội lễ tế đình nhằm tưởng nhớ công ơn 5 vị công thần Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê đã có công lập làng theo chiếu dụ của vua Lê Thánh Tông. Bóng cổ thụ nghiêng mình tỏa bóng mát, chào mừng du khách đến thăm quan một trong những làng cổ nức tiếng tại Đà Nẵng.
Hãy cùng đến thăm làng cổ Túy Loan – làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng bạn nhé!
>>> Xem thêm: Mách bạn 4 chợ cá Đà Nẵng – tươi ngon, bổ, rẻ
Làng cổ Phong Nam
Địa chỉ: thôn Nam Thạnh, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
Tọa lạc tại thôn Nam Thạnh, cách trung tâm thành phố tầm 10km, ngôi làng là điểm sáng trong du lịch Đà Nẵng khi muốn tham quan các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng.
Giống với làng cổ Túy Loan, làng cổ Phong Nam mang đậm nét kiến trúc của thời phong kiến, Việt Nam xưa. Thông tin thú vị là, làng cổ Phong Nam cũng là nơi chôn nhau cắt rốn của công thần nhà Nguyễn – cụ Ông Ích Khiêm. Trước khi cái tên Phong Nam được ghi vào sổ sách, làng được đổi qua nhiều cái tên như làng Đà Ly, làng Phong Lệ.
Làng có nhiều cây cổ thụ mọc xuyên qua các công trình cổ, tạo vẻ huyền bí. Dịp nắng đẹp, khô ráo như khoảng tháng 4, tháng 8 là thời điểm tuyệt vời để đến thăm ngôi làng cổ Phong Nam. Du khách sẽ được chào đón và choáng ngợp với vẻ thơ mộng, huyền bí và cổ kính của làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng.
Chần chừ gì nữa mà không book ngay một chuyến xe và đến với làng cổ Phong Nam nào!
4. Bảo tồn và phát triển những làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng
Chính quyền thành phố Đà Nẵng xem các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng là phần không thể thiếu của thành phố đáng sống, sự cổ kính xen kẽ nét hiện đại. Trước nguy cơ ngày biến mất của các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng, giám đốc bảo tàng Đà Nẵng cho biết sẽ kiểm kê đánh giá thực trạng của các làng nghề và lập các chính sách hỗ trợ mới.
Đáng buồn thay, các làng nghề hiện nay đều có tuổi đời rất cao, cũng như các nghệ nhân chủ yếu là người cao tuổi trong làng. Có lẽ là do mật độ đô thị hóa cao, các sản phẩm vẫn chưa được đạt số lượng như mong đợi để đủ nuôi sống người dân ở đây. Lớp thanh niên đã không còn mặn mà với cái nghề tay chân, lấy công làm lời này nữa. Đà Nẵng hiện đang sớm tìm các giải pháp để hỗ trợ càng làng nghề truyền thống nơi đây. Hy vọng trong tương lai, ta có thể thấy các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng phát triển và trở thành dấu ấn du lịch của thành phố xinh đẹp này.
Với các du khách, khi dừng chân ghé lại nơi đây, hãy ủng hộ các làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng, check-in và quảng bá cho thành phố Đà Nẵng xinh đẹp này nhé!
>>> Xem thêm: Lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng với những nét hấp dẫn đặc sắc
Pingback: Bảo tàng Phật giáo Đà Nẵng - 1 Điểm đến lí tưởng cho người hành hương
Pingback: Dân tộc Cơ Tu ở Đà Nẵng với nét văn hóa độc đáo riêng