Bảo tàng Phật giáo Đà Nẵng là một trong những địa điểm trên hành trình hồi hương cùng tín ngưỡng Phật giáo mỗi khi du khách đến tham quan Đà Nẵng. Bảo tàng nằm xen kẽ giữa các toàn nhà cao tầng không quá khó để tìm kiếm. Cùng Unifa Travel khám phá trọn vẹn những điểm thú vị và đặc sắc của bảo tàng Phật giáo giữa lòng thành phố đáng sống nhé!
Contents
1. Bảo tàng Phật giáo Đà Nẵng ẩn mình dưới cánh tay Đức Phật
Nằm tại số 48, đường Sư Vạn Hạnh, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, bảo tàng văn hóa Phật giáo thuộc khuôn viên chùa Quan Thế Âm cổ kính. Ngôi chùa rộng trên 700 mét vuông, nằm dưới những tán cây cổ thụ mẻ tỏa bóng râm phủ kín sân chùa.
Một số thông tin lưu ý:
- Giờ mở cửa: 8h-11h, 13h-17h30. Mở cửa toàn bộ các ngày trong tuần
- Vé vào cửa sẽ được miễn phí cho các đối tượng sau:
- Công dân của thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam
- Đối tượng là trẻ em, học sinh, sinh viên
- Người cao tuổi, trên 60 tuổi
- Các phái đoàn ngoại giao theo chỉ thị của nhà nước
- Những người thuộc chính sách đãi ngộ hưởng thị văn hóa theo Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg, ban hành ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”.
Ngoài các đối tượng nêu trên, du khách tham quan Đà Nẵng chỉ cũng cần trả 20.000 đồng cho vé vào cửa để chiêm ngưỡng một trong những bảo tàng tôn giáo ý nghĩa nhất Việt Nam.
>>> Xem thêm: Đà Nẵng – Thành phố hiện đại với 6 làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng nổi tiếng
2. Nét độc đáo trong bảo tàng Phật giáo Đà Nẵng
Nơi đây được ưu ái bởi hàng trăm cổ vật của Phật Giáo, được tin tưởng để lưu giữ các ấn tích của đức Phật. Bảo tàng được nằm trong khuôn viên rộng rãi của chùa Quan Thế Âm, với nhiều cổ vật kết tinh qua hàng ngàn năm văn hóa Phật Giáo.
Không chỉ có các tượng Phật, bảo tàng còn là nơi gửi gắm các tượng cổ như Di Lặc, Dược Sư, Thích Ca, Bồ Tát phái Mật Tông, Di Đà. Thêm đó, các bộ chuông đồng cổ cũng được trưng bày ở đây. Chùa còn lưu giữ các tàn tích tôn giáo của nền văn hóa đã qua Chămpa, quả là một nơi đáng đến cho các tín đồ ưa thích và đam mê với tôn giáo.
Nơi đây cũng là chỗ trưng bày tượng Bồ Tát Quan Âm , ngự trên linh thú mình cá, đầu tạc rồng. Người dân Đà Nẵng tình cờ phát hiện và xin gửi tặng chùa cách đây không lâu. Tượng với kích thước tương đối nhỏ, chỉ cao khoảng nửa mét, nhưng nặng đến 7kg. Chất liệu được đúc từ đồng nguyên khối, tuổi đời đến hơn 200 năm tuổi.
3. Sự ưu ái của thành phố dành cho bảo tàng Phật học Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng tập trung phát triển và bảo tồn các hiện vật, chủ trương là lưu giữ các hiện vật tại các bảo tàng trên khắp thành phố. Bảo tàng văn hóa Phật giáo đà nẵng là nơi nghỉ ngơi của rất nhiều hiện vật đắt giá, mang giá trị vật chất và tinh thần rất lớn cho các tín đồ tôn giáo.
Nơi đây được mang giữ trọng trách lưu giữ các tàn tích, hiện vật được gửi đến từ khắp nơi trên đất nước Việt Nam nói chung, và Đà Nẵng nói riêng. Giá trị của bảo tàng không chỉ nằm ở các bức tượng, mà còn nằm ở cái tâm của người gìn giữ các hiện vật. Các hiện vật gửi đến đây rất phong phú và đa dạng, từ kiểu dáng, chất liệu đến nguồn gốc, lẫn niên đại.
Đa phần các cổ vật có niên lại rất lâu đời, tạo nên nét nghiêm trang khi du khách đến đây khám phá. Sự ưu ái và tin tưởng của thành phố cho bảo tàng Phật học Đà Nẵng là rất lớn.
>>> Xem thêm: Dân tộc Cơ Tu ở Đà Nẵng với nét văn hóa độc đáo riêng biệt
4. Lịch trình tham quan bảo tàng Phật giáo Đà Nẵng
Đi xe từ trung tâm thành phố đến bảo tàng Phật giáo. Thời gian gian mở cửa của bảo tàng văn hóa Phật giáo Đà Nẵng là 8h-11h, 13h-17h30. Tốt nhất bạn nên đến vào khoảng thời gian sáng sớm, hoặc trong khoảnh sau 15h để thời tiết mát mẻ và thuận lợi nhất nhé. Đồng thời, đi sớm hơn giờ nghỉ trưa, giờ đóng cửa khoảng 3 tiếng để du khách có thời gian tham quan một cách trọn vẹn nhất.
Bước vào khuôn viên chùa, quý khách có thể tham quan xung quanh chùa trước khi vào bảo tàng hoặc ngược lại. Không gian bảo tàng Phật giáo Đà Nẵng nằm ở tầng 2, khu chánh điện trong ngôi chùa Quán Thế Âm. Không gian vô cùng rộng rãi và thoáng đãng. Quý khách đừng ngần ngại dành thời gian ở đây để quan sát và tìm hiểu các hiện vật được trưng bày. Vì đây là địa điểm tâm linh trang nghiêm, quý khách đến đây nên mặc trang phục lịch sự. Quần dài, váy dài, áo tay lửng hoặc tay dài sẽ là phù hợp nhất.
Sau khi đã tham quan xong, quý khách nên thắp một nén hương tại khu thờ tự của chùa. Khi ra về, trong lúc đợi xe đưa đón, khách có thể nghỉ chân tại các ghế đá nằm dưới tán cây cổ thụ.
>>> Xem thêm: 7 địa chỉ nhà thờ Tin lành Đà Nẵng dành riêng cho các tín đồ tôn giáo
Unifa Travel quý khách có thể tìm đến bảo tàng văn hóa Phật Giáo Đà Nẵng để tham quan du lịch tâm linh và khám phá khi đến với thành phố Đà Nẵng nhé. Nếu có các nhu cầu tham quan Bảo tàng Phật giáo Đà Nẵng và các địa điểm khác theo ý thích, hãy cùng ghé xem Tour thiết kế riêng của Unifa Travel để có lựa chọn phù hợp nha!
Pingback: Mách bạn 4 chợ cá Đà Nẵng - tươi ngon, bổ, rẻ