Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó có 53 dân tộc đồng bào thiểu số đang đối diện với nguy cơ mất đi bản sắc văn hóa như nét đẹp dân tộc, ngôn ngữ đặc sắc, các làng nghề truyền thống qua thời gian. Phó Chủ tịch Uỷ ban Dân tộc Việt Nam bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình trạng này của các dân tộc nói riêng, trong đó có kể đến cộng đồng dân tộc Cơ Tu đang sinh sống tại Đà Nẵng.
Contents
Đồng bào Dân tộc Cơ Tu ở Đà Nẵng hiện như thế nào?
Người Cơ-Tu là tộc người có truyền thống sinh sống lâu đời và tập trung chủ yếu ở vùng miền Trung Việt Nam. Cho đến nay, nguồn gốc, lịch sử hình thành của người Cơ-Tu vẫn chỉ dừng lại ở các giả thiết. Tuy nhiên từ nhiều nguồn nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước dựa vào hoa văn, điêu khắc, trang phục, nét văn hoá và nét đẹp hình thể con người đã nhận định rằng, dân tộc Cơ Tu từng là “chủ nhân” của nền văn hóa vùng cao đã bị “mai một” chứ không phải là một tộc người mới hình thành và đang phát triển.
Sinh sống tại Đà Nẵng và một số tỉnh Quảng Nam, với dân số rơi vào khoảng 100 nghìn người, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở Đà Nẵng hiện đang có nguy cơ mất đi bản sắc văn hóa dân tộc của mình bởi các lý do như: điều kiện sinh sống khó khăn, dân cư thưa thớt,…
Người Cơ Tu cũng như các đồng bào dân tộc ở Đà Nẵng khác, luôn mang trong mình những nét đẹp, những câu chuyện thần thoại đặc trưng, tạo nên sự hấp dẫn và thú vị đến kỳ lạ. Những làng nghề truyền thống nuôi sống gia đình, nuôi dưỡng văn hóa của người đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng vô cùng đa dạng và độc đáo. Cùng Unifa Travel tìm hiểu nhé!
>>> Xem thêm: Độc lạ làng chài Đà Nẵng – Từ cổ kính đến làng chài hiện đại
Đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng gìn giữ những “nét riêng” của núi rừng
Lễ hội độc đáo của đồng bào Cơ Tu
Lễ mừng lúa mới của người dân tộc Cơ Tu ở Đà Nẵng
Cũng như các đồng bào thiểu số khác, đồng bào dân dân tộc Cơ Tu ở Đà Nẵng cũng có Lễ mừng lúa mới. Lễ hội được diễn ra vào tháng 10, tháng 11 dương lịch hằng năm. Các Giàng, thần linh của người Cơ Tu, là đấng tâm linh được tôn thờ hơn cả. Lễ mừng lúa mới này là một nghi Lễ dâng lúa mới, cầu Giàng ban cho mùa vụ sau bội thu, cây cối lên nhanh, mưa thuận gió hòa, thóc lúa ngô khoai đầy kho, cuộc sống ấm no.
Đến với lễ hội, người dân và du khách sẽ được chiêm ngưỡng và hòa cùng các điệu múa mang âm hưởng của núi rừng. Tiếng chiêng ngân vang cùng những điệu hát đặc trưng mang đậm bản sắc của Người Cơ Tu sẽ giúp bạn có những ấn tượng thú vị khó quên.
Lễ ăn thề kết nghĩa của người dân tộc Cơ Tu ở Đà Nẵng
Lễ ăn thề kết nghĩa của người Cơ Tu nhằm để kết giao anh em với các bản làng khác của dân tộc mình. Lễ này xuất phát từ việc muốn giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp giữa hai làng với nhau. Nếu hai làng xảy ra các mâu thuẫn, để hòa giải, họ tổ chức Lễ ăn thề kết nghĩa, dựa trên tinh thần tự nguyện, không hề bắt buộc. Trai làng này muốn sang cướp vợ làng kia, nhưng cướp nhầm người đã có chủ, sẽ nhờ già Làng đứng hòa giải. Hay làng này sang giết nhầm con trâu, con nghé làng kia, cũng sẽ tổ chức Lễ kết nghĩa
Lễ vật trong ngày ăn thề kết nghĩa của người dân tộc Cơ Tu ở Đà Nẵng gồm trâu, rượu, nông sản, đồ dùng như chum, ché. Các già Làng sẽ đứng ra hòa giải các khúc mắc, thống nhất ân tình giữa hai làng sao cho hợp lí nhất. Lễ hội ăn thề kết nghĩa được các chuyên gia nhận định là một lễ hội nhân văn nhưng cũng rất độc đáo mà ít có cộng đồng sắc tộc nào khác có được.
Nghề truyền thống của đồng bào Cơ Tu
Nghề nấu rượu cần của đồng bào Cơ Tu ở Đà Nẵng
Đến với vùng đất của con người Cơ Tu, thật thiếu sót khi chưa say men rượu cần nơi đây. Nghề nấu rượu cần đang ngày một ít đi, khi không có ai được truyền nối nghề như trước nữa. Người Cơ Tu nấu rượu rất cầu kì, gạo phải là gạo trắng chọn kĩ.
Nấu cơm xong, lại phơi khô, rồi trộn men ủ kín. Rượu đạt chuẩn là rượu ủ trong ché 20 ngày, nhưng ủ càng lâu, rượu sẽ càng ngon, thơm, đậm đà. Rượu cần ngon là khi có màu vàng đẹp như mật ong. Mùi thơm từ gạo ủ lên men, kết hợp với vị cay nồng, tạo nên hương vị tuyệt vời mang đậm nét Cơ Tu.
Nghề điêu khắc tượng gỗ của người dân tộc Cơ Tu ở Đà Nẵng
Khám phá Đà Nẵng cùng người Cơ Tu tại nhà Gươl, bạn sẽ thấy được các phù điêu khắc gỗ trang trí xung quanh nhà, thể hiện nét đặc trưng của nghề khắc gỗ nơi đây. Đòi hỏi sự tỉ mỉ cao, cùng kinh nghiệm lâu năm, từng cột được chạm khắc với nhiều hình thù khác nhau. Nghệ nhân khắc gỗ thổi hồn vào từng cây gỗ tưởng như vô tri với đôi bàn tay và tâm hồn của mình. Mặt nạ gỗ cũng là mặt hàng tương đối phổ biến, với mong muốn để chiếc mặt nạ gỗ trong nhà, nhằm tránh tai ương, đem điều lành đến tổ ấm của mình.
Ngoài mặt nạ gỗ, hay các bức phù điêu trang trí, người Cơ Tu cũng chạm khắc các bức tượng thần linh để thờ cúng ở trong nhà, với bàn tay điệu nghệ, những nét uốn lượn của con rồng, con chó, trông rất mềm mại.
Gìn giữ, bảo tồn văn hóa dân tộc Cơ Tu ở Đà Nẵng
Các làng nghề truyền thống, những nghệ nhân dân tộc cũng dần không có người nối nghiệp, đa phần vì không nhận được nguồn thu nhập xứng đáng. Những người đồng bào trẻ cũng đang dần lãng quên đi những truyền thống văn hóa của dân tộc mình, như cách sử dụng nhạc cụ, những điệu múa truyền thống mà tổ tiên đã tạo nên.
Vì vậy, hãy cùng Unifa Travel điểm qua các hoạt động có thể góp phần cách gìn giữ văn hóa của dân tộc độc đáo nhé!
- Tham quan các làng truyền thống của người Cơ Tu
- Ủng hộ các sản phẩm thủ công của người Cơ Tu
- Tham gia các chuyến du lịch văn hóa tại nơi ở của người dân tộc Cơ Tu ở Đà Nẵng
- Tích cực quảng bá các văn hóa bản địa đặc sắc của người Cơ Tu ở Đà Nẵng
>>> Xem thêm:Đà Nẵng – Thành phố hiện đại với 6 làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng nổi tiếng
Qua bài viết này, Unifa Travel hy vọng bạn đọc có thể hiểu hơn về bản sắc dân tộc Cơ Tu ở Đà Nẵng. Đồng bào dân tộc của anh em chúng ta là một phần của đất nước Việt Nam xinh đẹp, hy vọng chúng ta có thể góp một hành động nhỏ để bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đa dạng cùng với những người anh em của mình.
>>> Xem thêm: Lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng với những nét hấp dẫn đặc sắc
Pingback: 7 Địa chỉ nhà thờ Tin lành Đà Nẵng dành riêng cho các tín đồ tôn giáo